Bối cảnh Bhagavad_Gita

Bài giảng trong Bhagavad Gita bắt đầu trước khi trận đánh quyết định tại Kurukshetra nổ ra và hoàng tử Arjuna của xứ Pandava, trong lòng tràn đầy những niềm hoài nghi trên chiến trường. Nhận ra rằng kẻ thù của anh là bà con, bạn bè thân thiết, và các thầy giáo đáng kính của chính anh, anh quay về hướng người đánh xe và cũng là Guru của mình, Sri Krishna (một avatar của Sri Vishnu), để nhận những lời khuyên bảo.

Krishna khuyên Arjuna, bắt đầu với nguyên lý cơ bản là linh hồn là vĩnh cửu và bất tử. Bất kì 'cái chết' nào trên chiến trường cũng chỉ là sự ngã xuống của cơ thể, nhưng linh hồn bên trong là bất biến. Krishna tiếp tục trình bày chi tiết các con đường yoga của tận tụy, hành động, thiền địnhkiến thức. Về căn bản, cuốn Bhagavad Gita đề nghị rằng sự khai sáng thực sự đến từ sự trưởng thành vượt khỏi sự tự cho mình là Ego, cái tôi sai lầm ('False Self'), và rằng một người phải tự xác nhận danh tính của mình với Sự Thật của bản thân bất tử, (linh hồn hay là Atman). Thông qua việc phân tách khỏi các cảm nhận vật chất của Ego, nhà Yogi, hay là người đang đi theo một con đường Yoga nào đó, có khả năng vượt qua khỏi những ảo ảnh vô thường và những vướng bận và thế giới vật chất để đi vào cảnh giới của Đấng tối cao.

Để biểu diễn bản chất linh thiêng của mình, Krishna đã cho Arjuna ân huệ nhìn thấy viễn ảnh vũ trụ (mặc dù là tạm thời) và cho phép hoàng tử thấy ông ta trong dạng 'Đấng Toàn năng'. Ông tiết lộ rằng ông là đấng tối cao trong vũ trụ và đồng thời là ở trong cơ thể một con người bình thường. Điều này gọi là Vishvarupa/Viratrupa.

Trong Bhagavad-Gita Krishna xem cuộc chiến đang xảy ra như là 'Dharma Yuddha', nghĩa là một cuộc chiến đúng đắn cho chính nghĩa. Chương 4, câu 7, nói rõ rằng God đầu thai để thiết lập sự đúng đắn trong thế giới.

Niên đại của văn bản

Mặc dù không ai biết chính xác thời gian mà Bhagavad Gita được sáng tác, đa số sử gia đều cho rằng thời điểm đó vào khoảng 500 đến 50 TCN. Tuy nhiên có nhiều tranh cãi về đề tài này. Dựa vào các khác biệt về các dạng câu thơ và các ảnh hưởng bên ngoài như là cuốn Yoga Sutra của Patanjali, một số học giả đề nghị rằng Bhagavad Gita được viết thêm vào Mahabharata ở một thời điểm sau đó.[2]

Các lý thuyết dựa trên các tính toán thiên văn khảo cổ từ các đoạn văn trong Mahabharata đưa ra rằng các sự kiện mà Gita dựa trên là vào khoảng 5561 TCN.[3] Niên đại truyền thống dự trên niềm tin của nhiều tín đồ theo đạo Hindu đặt cuốn sách này vào thời điểm khoảng thiên niên kỉ thứ 4 trước Công nguyên. Xem Mahabharata để biết các thảo luận xác định niên đại của toàn bộ bản trường ca.